Bar chart là tên tiếng anh của biểu đồ thanh. Nó là một mẫu biểu đồ đặc biệt trên thị trường Forex nhằm để biểu thị cho nhiều thanh giá theo thời gian. Những thanh giá này sẽ có cách di chuyển riêng và có khung thời gian khác nhau cho từng thanh giá.
Tuy không được sử dụng rộng rãi như đồ thị nến Nhật , biểu đồ thanh vẫn có chỗ đứng của mình ở các nước phương Tây trong lòng các nhà đầu tư . Bar chart đã xuất hiện khá lâu , xuyên suốt theo sự ohaat triển của thị trường trứng khoán của thế giới mãi cho đến ngày nay. Vậy BIỂU ĐỒ THANH là gì ? Sử dụng như thế nào ? Cách đọc ra sao ? Hãy cùng Yêu FX tìm hiểu trong bài viết nào.
BIỂU ĐỒ THANH LÀ GÌ?
Biểu đồ thanh là một trong những loại biểu đồ giao dịch đang làm mưa là gió trong giới thị trường giao dịch ngoại hối. Chúng có thể tiếp nhận và cung cấp vô số các loại thông tin cần thiết mà các nhà đầu tư có thể áp dụng nhằm đưa ra một quyết định đặt lệnh với chiến lược hiệu quả nhất. Thông thường biểu đồ thanh tương đối sẽ dễ đọc và rất dễ hiểu.
Biểu đồ thanh sẽ là một đường thẳng đứng trong đó biểu thị mứa giá cao của thời kì và phần dưới sẽ biểu thị mức thấp . Đường ngang nhỏ ở bên trái của thanh biểu thị giá mở cửa và đường ngang nhỏ ở bên phải sẽ là biểu thị giá đóng cửa . Do đó một biểu đồ thanh bao gồm tất cả bốn thành phần chính của giá : mở ( open ) , cao (high) , thấp (low) và đóng ( close)
Biểu đồ thanh ( Bar chart) trong thị trường ngoại hối đóng vai trò như các thanh dọc với tính năng chính là biểu thị và ước lượng phạm vi mức giá giao dịch của tiền tệ trong khoảng thời gian phân tích , chẳng hạn như biểu đồ phút , giờ , ngày , tháng ….
Các nhà giao dịch thường sẽ sử dụng biểu đồ khác nhau để theo dõi xu hướng giá như biểu đồ nến, biểu đồ đường hay là biểu đồ thanh . Trong đó biểu đồ thanh sẽ cho họ biết được dao động giá và dự đoán khi nào giá sẽ đảo chiều.
CẤU TẠO CỦA THANH GIÁ TRÊN BIỂU ĐỒ THANH
Nhìn vào hình bên dưới ta có thể thấy cấu tạo của thanh giá giúp người sử dụng dễ dàng thấy được các mức giá cao thấp mở đóng nhất trong phiên giao dịch . Thanh màu xanh thể hiện mức giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa . Thanh đỏ thể hiện mức giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
CÁCH ĐỌC BIỂU ĐỒ THANH
Nếu bạn biết biểu đồ thanh qua cái tên tiếng anh là Bar Chart thì có khả năng là bản thân bạn chưa hình dung rõ ràng được đến với cái tên biểu đồ thanh OHLC hoặc là biểu đồ thanh HLC . Những chữ cái trong cụm OHLC thể hiện cho giâ mở cửa ( Open) , giá cao ( High) , giá thấp ( Low) và giá đóng cửa ( Close).
- GIÁ MỞ CỬA
Là mức giá đầu tiên được giao dịch trong một thanh , nó được biểu thị bằng phần trên cùng của mỗi thanh.
- GIÁ THẤP
Giá thấp thì ngược lại với giá cao . Giá thấp là mức giá thấp nhất được giao dịch trong một thanh giao dịch , nó được thể hiện bằng phần dưới cùng của mỗi thanh.
- GIÁ ĐÓNG CỬA
Giá đóng cửa là mức giá cuối cùng được giao dịch trong một thanh , nó được thể hiện bằng đường ngang nhỏ bên phải của mỗi một thanh.
- BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG VÀ HƯỚNG
Hướng giá được hiển thị trên thanh bởi một vị trí của những gốc mở và đóng.Khi mức giá đóng cửa cao hơn mức giá mở cửa tức là giá trong phiên giao dịch tăng . Ngược lại, mức giá mở cửa cao hơn mức giá mở cửa tức là giá trong phiên giao dịch sẽ giảm .
Vị trí trên cùng và dưới cùng của một thanh dọc là biên độ của thanh giao dịch . Biên độ được tính bằng mức cao – mức thanh hay là thanh cao – thanh thấp.
CÁCH PHÂN TÍCH TRÊN BIỂU ĐỒ THANH
Tất cả các nhà đầu tư đều sẽ có những chiến lược rất khác nhau khi phân tích giá trên thanh chứng khoán . Cụ thể là mỗi phong cách giao dịch sẽ chọn cho riêng mỗi mình một khung thời gian khác nhau để có thể tiến hành phân tích giá thị trường .
Các nhà giao dịch trong ngày nên chọn phân tích biểu đồ thanh trên khung thời gian một phút vì nó sữ cho họ những thông tin rất hữu ích. Về mặt khác , phân tích biểu đồ thanh trên khung thời gian về hàng tuần thì lại phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn vì họ có thể nhìn thấy chuyển động giá trên khung thời gian hàng tuần , hàng tháng và nó có thể phù hợp với kế hoạch giao dịch của họ.
Biểu đồ có vai trò khá đặc biệt và giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư vì nó có khả năng biểu thị một cách đầy đủ nhất các mức giá khác nhau từ mở cửa đến giá cao , giá thấp và cả đóng cửa.
Một khi nhà đầu tư nhìn thấy một biểu đồ thanh dọc dài , tức là lúc này sự chênh lệch giữa giá cao và giá thấp khá là xa nhau , đó là thông tin cho nhà đầu tư biết giá đã thay đổi đánh kể trong thời gian đó và người mua cũng rất tích cực để giao dịch cổ phiếu dự báo cho bạn một tương lai rằng cổ phiếu này có thể sẽ được nhiều người đầu tư hơn.
Còn khi mà bạn thấy thanh dọc nhỏ tức là khi đó giá sẽ biến động nhỏ , không có nhiều sự thay đổi và cũng sẽ có rất ít nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu này.
Một số lưu ý về biểu đồ thanh
Lưu ý về kích thước của biểu đồ thanh, không chỉ có vị trí của từng bộ phận cụ thể thì song song với đó yếu tố kích thước của thanh cũng cực kỳ quan trọng. Một thanh nhỏ có chức năng biểu thị cho sự cạnh tranh kém hoạt thiếu đi yếu tố này giữa phe mua và phe bán . Một thanh cao , với một khoảng cách rộng giữa cao và thấp , có nghĩa là có rất nhiều người quan tâm mua và bán.
Khoảng cách giữa cao và thấp được đặt tên là phạm vi giao dịch và một thanh lẻ có kích thước hoặc cấu hình thành phần khác với thanh trước đó sẽ được chú ý hơn.
Cần chú ý một loạt các thanh có phạm vi nhỏ, có chiều cao khoảng bốm mươi điểm, khi phạm vi cao hoặc thấp đạt ít nhất là 65 điểm. Một loạt nến có thân nhỏ như thế này thường sẽ mang ý nghĩa là cả hai bên mua và bán đang thiếu tính quyết đoán và sẽ được giải quyết bằng một đột phá theo hướng này hoặc một hướng khác.
Một mô hình khác là một loạt các thanh phạm vi lớn, ngụ ý rằng một hành động giao dịch là nhanh chóng và mạnh mẽ. Phạm vi lớn được định nghĩa là lớn hơn đáng kể so với mức trung bình, giả sử 160 điểm khi trung bình là 100.
Các nhà giao dịch không thể tiếp tục giao dịch trong một phạm vi rộng như vậy vì tổn thất trong ngày là quá lớn, và bên cạnh đó giao dịch với tốc độ nhanh và mạnh mẽ. Nhà giao dịch thật sự sẽ trở nên kiệt sức với một tốc độ như vậy. Vì vậy hãy cẩn thận về việc tham gia vào một thị trường với các thanh sàn với kích thước trên trung bình. Nó có thể sẽ dễ dàng bùng nổ.
Tổng kết
Trong số những biểu đồ giúp các nhà giao dịch thành công khi đầu tư có sự góp mặt của biểu đồ thanh. Biểu đồ thanh giúp nhà đầu tư dễ dàng nhận thấy được biên độ dao động của giá cả thì trường lên xuống. Từ đó các nhà đầu tư sẽ áp dụng phương pháp phân tích TA và FA phù hợp để tối ưu vị thế giao dịch của bản thân. Tuỳ theo trục thời gian và phương pháp phân tích, độ chính xác khi sử dụng biểu đồ sẽ khác nhau. Do đó khi sử dụng biểu đồ chứng khoán nói chung và biểu đồ thanh nói riêng, hãy tìm cho mình một phòng cách và chiến lược đầu tư phù hợp nhé.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các nhà đầu tư đọc hiểu biểu đồ thanh và sử dụng biểu đồ thanh một cách tối ưu nhất. Tham khảo thêm các chuyên mục kiến thức thuật ngữ tài chính của Yêu FX để biết thêm những kiến thức hay nhất nhé!
Discussion about this post