Nhắc đến lạm phát người ta hay nhắc đến chỉ số CPI. Có thể nhiều người chưa biết, các nhà phân tích còn sử dụng Core PCE Price Index làm thước đo lạm phát. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về chỉ số Core PCE Price Index là gì nhé!
Định nghĩa Core PCE Price Index là gì?
Core PCE Price Index m/m là gì? Core PCE Price Index (Core Personal Consumption Expenditures Price Index) được dịch là chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân cốt lõi.
Core PCE Price Index đo lường mức giá mà người tiêu dùng phải trả cho hàng hóa và dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định nhưng không bao gồm thực phẩm và năng lượng để đánh giá xu hướng lạm phát cơ bản nhất.
Chỉ số PCE cốt lõi được công bố hàng tháng trong báo cáo Thu nhập cá nhân và chi tiêu của Cục Phân tích Kinh tế (BEA). Chỉ số này đo lường sự thay đổi giá của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng được trao đổi trong nền kinh tế Hoa Kỳ.
Năm 2012, Chỉ số Giá PCE cốt lõi đã trở thành chỉ số lạm phát chính được Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ FED sử dụng khi đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ. Nó có thể được sử dụng chung với Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI), cũng tập trung vào giá tiêu dùng. Các thước đo lạm phát khác cũng được các nhà kinh tế theo dõi bao gồm Chỉ số giá sản xuất (PPI) và Chỉ số giá tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tại sao chỉ số PCE m/m lại quan trọng?
Chỉ số PCE m/m giúp phản ánh mức độ tăng trưởng giá cả trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một tháng. Việc theo dõi chỉ số này cho phép chúng ta nắm bắt được tốc độ lạm phát, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư thông minh hơn.
Chỉ số PCE m/m không chỉ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hình ảnh kinh tế mà còn giúp họ đưa ra những quyết định đầu tư sao cho hiệu quả. Một lợi ích quan trọng khác là giúp nhà đầu tư dự đoán được xu hướng lạm phát trong tương lai.
Đọc hiểu chỉ số Core PCE Price Index
Core PCE Price Index có thể tác động 2 chiều lên giá trị của đồng USD.
Giả sử, chỉ số thực tế > dự đoán Trên thị trường thường chia làm 2 phe.
- Phe 1 cho rằng lạm tăng và sắp tới sẽ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, dẫn đến sự tăng giá của USD.
- Phe 2 lại có lập luận khác khi cho rằng lạm phát đang gia tăng và nền kinh tế sắp rơi vào suy thoái, khiến đồng USD giảm giá.
Những phiên giao dịch có chỉ số Core PCE Price Index hoặc CPI được công bố, giá trị đồng USD sẽ chạy cả 2 chiều và rất khó dự đoán xu hướng chính. Chiến lược giao dịch phù hợp nhất đó chính là tạt bóng ở 2 biên giá trên và dưới trên khung H4 vào khu trung lộ.
FED sử dụng PCE Price Index để đánh giá lạm phát
Chỉ số CPI là chỉ số kinh tế nổi tiếng nhất và thường được giới truyền thông chú ý nhiều hơn. Nhưng Cục Dự trữ Liên bang FED thích sử dụng Chỉ số Giá PCE khi đo lường lạm phát và sự ổn định của kinh tế Hoa Kỳ.
Vào ngày 15 tháng 1 năm 2012, Cục Dự trữ Liên bang đã tuyên bố tại cuộc họp hàng tháng của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang rằng họ sẽ sử dụng PCE Price Index làm thước đo chính về lạm phát.
Fed ưa thích PCE Price Index bởi các lý do sau:
- Công thức PCE Price Index đáp ứng linh hoạt hơn với việc thay đổi sở thích của người tiêu dùng.
- Nó bao gồm một danh sách chi tiêu toàn diện hơn.
- Dữ liệu lịch sử có thể được sửa đổi để phản ánh dữ liệu mới.
- Chỉ số giá PCE cũng được tính toán bởi dữ liệu thu được thông qua các cuộc khảo sát các doanh nghiệp, có xu hướng đáng tin cậy hơn so với các cuộc khảo sát người tiêu dùng được sử dụng tính toán cho chỉ số CPI
Kết luận
Nội dung bài viết Core PCE Price Index là gì xin được kết thúc tại đây. Mong rằng các kiến thức đầu tư tài chính cơ bản mà Yêu FX đã chia sẻ sẽ giúp cho các nhà đầu tư có những giao dịch thành công trong tương lai.
Discussion about this post