Hầu hết các nhà đầu tư trong thị trường Forex chắc hẳn ít nhiều gì cũng tích lũy được một lượng kiến thức nhất định về phân tích kỹ thuật, do đây là một hoạt động chủ đạo giúp họ có thể tiếp cận với thị trường giao dịch cũng như lập ra các chiến lược hiệu quả để nâng tỷ lệ thắng lên cao hơn qua các phiên giao dịch đầy tính đấu tranh. Vậy bạn đã biết và hiểu được bao nhiêu chỉ báo phân tích kỹ thuật trong thị trường giao dịch ngoại hối? Ở bài viết này Yeufx.com xin được giới thiệu cho bạn về một loại chỉ báo toàn năng trong phân tích kỹ thuật đó chính là bollinger bands.
Sau đây để trả lời cho các câu hỏi về bollinger bands là gì? Cách sử dụng ra sao? Những chiến thuật hiệu quả khi giao dịch bằng bollinger bands là gì? Thì ta hãy cũng bắt tay vào tìm hiểu thật chi tiết về loại chỉ báo này.
Tổng quan về bollinger bands
Đường bollinger bands là gì?
Dải bollinger là một công cụ hỗ trợ lâu đời đã được tạo ra bởi chính tay John Bollinger vào năm 1980, bollinger bands trong thị trường Forex được toàn thể các nhà đầu tư đánh giá là một loại chỉ báo toàn năng trong phân tích kỹ thuật có thể giúp các trader ước lượng tần số biến động cũng như tạo ra các tín hiệu như oversold và overbought của thị trường ngoại hối. Tính cho đến thời điểm hiện tại thì bollinger bands đang được rất nhiều trader theo trường phái phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp tin dùng do đó mức độ hiệu quả của nó là không phải bàn cãi.
Thông thường dải bollinger sẽ được đa số áp dụng trong các trường hợp phân tích biểu đồ giá nhằm mục đích tìm kiếm độ lệch chuẩn giữa mức giá hiện tại và đường MA. Trong đó thì khoảng cách tồn tại giữa bollinger bands đối với đường trung bình cộng sẽ được xác định thông qua hành vi biến động từ giá, ở trường hợp nếu mức giá biến động càng nhanh thì đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa đường bollinger với đường MA là càng xa và ngược lại.
Cấu tạo cơ bản của bollinger bands là gì?
Ở điều kiến thông thường thì đường bollinger bands sẽ được cấu thành bởi 3 thành phần cơ bản đó là: dải giữa, giải trên và dải dưới. Trong đó:
- Dải giữa là đại diện cho đường SMA hay nói cách khác là đường trung bình cộng đơn giản (thông thường đường MA sẽ có chu kỳ 20 là tiêu chuẩn).
- Dải trên và dưới lần lượt đại diện cho độ lệch chuẩn ở đỉnh và đáy của một đường MA. Trong đó chúng được dùng để biểu thị cho mức độ phân tán của giá xoay quang giá trị trung bình của chúng.
Công thức tính đường bollinger bands là gì?
Theo như phân tích từ cấu tạo của dải bollinger thì ta có thể hình dung một cách đơn giản rằng đường bollinger bands vốn dĩ được cấu thành bởi 2 yếu tố đó là chu kỳ và độ lệch chuẩn. Qua đó áp dụng vào các thông số tiêu chuẩn là chu kỳ 20 và độ lệch chuẩn 2 ta sẽ rút ra được các công thức sau:
- Dải giữa: Đường SMA (20 ngày).
- Dải trên: Đường SMA + 2 x độ lệch chuẩn.
- Dải dưới: Đường SMA – 2 x độ lệch chuẩn.
Ngoài các thông số chuẩn được nêu trên, các nhà đầu từ cũng có thể tùy trường hợp mà biến đổi sao cho thích hợp để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Ý nghĩa của bollinger bands là gì?
Ngoài việc biết đến đường bollinger bands là một công cụ quan trọng hỗ trợ các trader trong việc xác định và phân tích xu hướng thị trường giao dịch thì khi nhắc đến chúng ta còn có thể liên tưởng đến những ý nghĩa đặc trưng khác cũng không kém phần quyết định tạo dựng nên một phiên giao dịch thành công mà bất cứ cá nhân nào cũng phải hiểu rõ khi sử dụng dải bollinger.
Sự siết chặt của dải bollinger
Đây là hiện tượng sẽ xuất hiện khi khoảng cách giữa dải trên và dưới đường SMA bị thu hẹp lại và giá trị của cổ phiếu đang dần tụt dốc không phanh. Có thể nói đây cũng chính là điềm báo cho sự biến động sắp tới của giá sẽ tăng đột tiến trở lại và được đánh giá là cơ hội ngàn vàng để các trader trên thị trường có thể vào lệnh mà thu về cả tấn lợi nhuận.
Ngoài ra còn có một lưu ý đó chính là sự siết chặt của đường bollinger luôn song hành với sự mở rộng. Tức là trong trường hợp đường bollinger bands di chuyển rộng ra thì các chuyển động của giá sẽ càng ngày càng giảm xuống một cách rõ rệt qua đó tỷ lệ dẫn đến sự thoát vị là lớn hơn so với tưởng tượng. Mặc khác do các biến động này không có khả năng dự đoán trước được xu hướng của giá cho nên chúng sẽ không được xem là một tín hiệu giao dịch trên thị trường.
Sự bứt phá của dải bollinger
Ở điều kiện thông thường mà nói thì có khả năng cao là mức giá sẽ xảy ra biến động trong khoảng giữa dải trên và dải dưới. Trong đó nếu đường bollinger bands breakout (bứt phá) ra giới hạn của dải trên hoặc dưới thì đồng nghĩa với việc giá trị của cổ phiếu đang trên đà biến động mạnh mẽ. Mặc khác cũng tương tự như trường hợp siết chặt ở dải bollinger thì ở trường hợp bứt phá sẽ không hề dự báo trước được xu hướng của thị trường trong tương lai cho nến nó sẽ không được xem là một tín hiệu giao dịch hiệu quả.
Tóm lại thì đường bollinger bands rất có tiềm năng trong việc đánh giá xu hướng ở mọi khung thời gian. Cho dù ở xu hướng ngắn hạn, dài hạn hay trung hạn thì dải bollinger vẫn cho ra những kết quả có tỷ lệ chính xác vô cùng cao.
Cách sử dụng hiệu quả đường bollinger bands
Sau khi đã nắm rõ bao quát về mặt lý thuyết của đường bollinger bands là gì thì tiếp đến ta hãy cùng Yeufx tiến hành bước áp dụng loại chỉ báo này vào trong giao dịch thực tế sao cho đạt được hiệu quả nhất. Dưới đây là tổng hợp một số chiến lược cơ bản khi ta tiến hành giao dịch với chỉ báo bollinger bands:
Chiến lược mua ở mức thấp và bán ở mức cao
Nếu như đã nắm rõ về đường bollinger bands là gì rồi thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng dải trên và dải dưới ở chỉ báo này có cách thức hoạt động khá tương đồng so với đường kháng cự và hỗ trợ. Qua đó ta hoàn toàn có thể dựa vào nét tương đồng này mà đúc kết lại các chiến lược như sau:
- Tiến hành vào lệnh bán ngay tại thời điểm mà mức giá tăng lên và chạm vào dải trên.
- Tiến hành vào lệnh mua ngay tại thời điểm mà mức giá giả xuống và chạm vào dải dưới.
Có thể nói chiến lược mua thấp và bán cao là một chiến lược hết sức đơn giản mà ngay cả các trader mới vào nghề cũng có thể dễ dàng thực hiện được cho nên cách làm này khá là phổ biến ở thời điểm hiện tại.
Đối với chiến lược này thì thông thường sẽ khá hiệu quả trong các thị trường mang một xu hướng không rõ ràng tuy nhiên nó lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nếu thị trường xảy ra biến động mạnh do đó các nhà đầu tư cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng chiến lược này vào giao dịch thực tế.
Chiến lược nút thắt cổ chai
Thông thường mà nói thì việc xác định được biến động của giá trong một phạm vi hẹp là một điều vô cùng khó khăn, tuy nhiên việc này lại trở nên quá dễ dàng nếu ta áp dụng chỉ báo bollinger bands vào.
Với chiến lược nút thắt cổ chai ta sẽ có thể áp dụng dải bollinger để nhận biết sự biến động của giá trong một phạm vi hẹp bằng cách dựa vào hình dáng nút thắt cổ chai được hiển thị trên biểu đồ, qua đó ta sẽ thấy được đây là một tín hiệu để thông báo cho các trader biết được thời điểm chính mùi mà giá sẽ xảy ra các biến động mạnh mẽ và liên tục từ đó các trader có thể dựa vào cơ hội này để vào lệnh và sinh lời hiệu quả.
Cách thức đặt lệnh ở chiến lược nút thắt cổ chai:
- Thực hiện việc vào lệnh mua ngay khi nhận thấy mức giá breakout và vượt qua khỏi vùng tích lũy.
- Thực hiện việc vào lệnh bán ngay khi nhận thấy mức giá breakout và tuột xuống khỏi vùng tích lũy.
Chiến lược sử dụng kết hợp dải bollinger với các loại chỉ báo khác
Như ta đã biết thì với bất cứ loại chỉ báo nào trên thị trường khi ta thực hiện kết hợp chúng lại với nhau đều sẽ cho ra một kết quả với tỷ lệ thành công cao hơn rõ rệt. Qua đó ở dải bollinger cũng không ngoại lệ, việc ta sử dụng một số loại chỉ báo hỗ trợ khác song song với đường bollinger bands sẽ giúp cho tỷ lệ thành công đạt được cao hơn khi áp dụng vào giao dịch thực tế.
Một số các loại chỉ báo có thể kết hợp hiệu quả với đường bollinger là:
- Chỉ báo RSI: áp dụng trong việc tìm ra và tính toán điểm vào lệnh cũng như điểm thoát lệnh hợp lý.
- Chỉ báo MACD: áp dụng trong việc củng cố mức độ thành công trong việc phân tích xu hướng giá cũng như đo lường sức mạnh của xu hướng đó.
Các mặt hạn chế của chỉ báo bollinger bands là gì?
Trên thị trường Forex, gần như không có bất kỳ một loại chỉ báo hay một công cụ lẫn chiến lược giao dịch nào là hoàn hảo hoàn toàn. Do đó đường bollinger bands cũng tồn tại các mặt hạn chế nhất định mà ta phải lưu ý khi có ý định sử dụng, đó là:
- Không có khả năng dự đoán trước được xu hướng breakout của giá trong tương lai.
- Không thể cung cấp được chính xác thời điểm khi nào mà oversold và overbought thật sự kết thúc.
- Có mức độ tin cậy khá thấp trong các thị trường giao động mạnh mẽ.
- Không phải là một tín hiệu giao dịch hiệu quả.
- Không có khả năng ước lượng được sức mạnh của xu hướng hiện tại trong thị trường.
Tổng kết
Ta có thể thấy rằng chỉ báo bollinger bands là một chỉ báo mạnh mẽ được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật nhằm mục đích xác định và đánh giá xu hướng của thị trường trong một phạm vi nhất định. Việc có thể nắm rõ tương tận về loại chỉ báo này sẽ là một bước tiến lớn cho các nhà đầu tư đang có ý định hoạt động lâu dài trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối.
Bài viết chuyên mục thuật ngữ tài chính của chúng tôi đã giúp bạn phân tích và làm rõ các tính năng và cách sử dụng hiệu quả của chỉ báo bollinger bands là gì. Nếu nhà đầu tư thấy bài viết bổ ích hãy theo dõi thêm các bài viết khác của Yêu FX tại để được hỗ trợ tốt hơn trong tương lai.
Discussion about this post