Thị trường Forex là một sân chơi yêu thích của các nhà đầu tư cũng như các trader cả trong và ngoài nước, do bản chất là một thị trường giao dịch có quy mô cực kỳ rộng lớn cho nên sức hút cũng như tính ganh đua trên thị trường này cũng cao không kém. Vậy làm sao để có thể cạnh tranh được với các nhà đầu tư khác để tranh giành phần thắng về cho bản thân mình? Đây có lẽ là một câu hỏi vô cùng quen thuộc với chúng ta tuy nhiên chưa thật sự có một giải pháp nào có thể thực sự trả lời cho câu hỏi mang tính xác suất này.
Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể nâng cao tỷ lệ thắng của bản thân thông qua việc sử dụng các kiến thức đầu tư từ các mô hình giá tồn tại trên thị trường. Ở bài viết này Yêu Fx sẽ giới thiệu với các bạn một loại mô hình cực kỳ phổ biến trên thị trường ngoại hối lúc bấy giờ đó mô hình cốc tay cầm. Sau đây hãy cùng nhau đi tìm hiểu mô hình cốc tay cầm là gì và các đặc điểm cũng như tính năng ưu việt của nó.
Tổng quan về mô hình cốc tay cầm
Mô hình cốc tay cầm là gì?
Mô hình cup and handle phiên âm theo tiếng việt đó là mô hình cốc tay cầm, đây là loại mô hình mang vai trò như một loại chỉ báo kỹ thuật có hình dạng nhìn hệt như một chiếc cốc có tay cầm hình chữ u. Mô hình này được đánh giá là khá phổ biến trên thị trường giao dịch ngoại hối do nó có khả năng hỗ trợ cho nhà đầu tư tìm kiếm và nắm bắt thời điểm đột phá của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói cách khác mô hình này hoạt động như một mô hình tiếp diễn nhằm biểu thị một cột mốc mà thị trường sau khoảng thời gian bứt phá sẽ tiếp tục xu hướng trước đó.
Xem thêm các phân tích kỹ thuật: https://yeufx.com/kien-thuc-dau-tu/phan-tich-ky-thuat/
Ta có thể thấy rằng mô hình mang hình dạng như một chiếc cốc tay cầm là để tượng trưng cho một tín hiệu đang gia tăng về giá, trong đó thông thường ở phía phải của mô hình sẽ sở hữu khối lượng giao dịch thấp hơn. Hầu hết loại mô hình này đều sẽ được sinh ra trong khoảng thời gian từ bảy tuần hoặc thậm chí lên đến 65 tuần.
Theo như các thông tin được cung cấp thì mô hình cốc tay cầm được phát minh ra bởi một nhà phù thủy chứng khoáng mang tên William J. O’neil vào khoảng năm 1988. Từ khoảng thời gian xuất hiện trên thị trường thông qua một cuốn sách mô hình dần trở nên phổ biến và được nhiều nhà đầu tư áp dụng vào trong giao dịch hơn và cho đến nay thì phần lớn các trader kỳ cựu đều biết đến sự tồn tại của mô hình này. Thông thường mô hình cốc tay cầm sẽ bao gồm 2 dạng chính đó là cốc tay cầm thuận và cốc tay cầm nghịch. Để có thể tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu ở phần dưới đây.
Cấu tạo cơ bản của mô hình cốc tay cầm
Đúng như cách gọi của loại mô hình này “cốc tay cầm” mô hình được mô tả là có cấu tạo bao gồm 2 phần cơ bản đó là phần cốc và phần tay cầm.
Trong đó:
- Phần cốc: là phần được hình thành thông qua quá trình biến đổi của giá thị trường. Ta có thể hình dung rõ ràng hơn là ở đây mức giá đang trong xu hướng giảm liên tục trong một khoảng thời gian và đã dần tạo nên phần đáy sau đó đã bắt đầu đi vào xu hướng tăng lên từ đó mà quá trình biến động này đã tạo nên hình dạng của một chiếc cốc hình chữ u.
- Phần tay cầm: đây là phần được hình thành sau khi kết thúc quá trình tạo đỉnh của giá, hay nói cách khác sau khi mức giá chạm vào một cột mốc đỉnh điểm nào đó sẽ dừng lại tại một điểm, tại điểm này các trader sẽ tiến hành vào lệnh bán để kiếm lợi nhuận và cũng từ đó mà giá sẽ bắt giảm liên tục và tạo nên vùng điều chỉnh. Ta có thể thấy rằng một khi lượng cung dần mất đi thì phía người mua sẽ kiểm soát thị trường và đó cũng là thời điểm mà mức giá chính thức vượt qua phần tay cầm và tạo nên một mô hình cốc tay cầm hoàn chỉnh.
Đặc điểm nhận dạng
Sau khi đã tìm hiểu chi tiết về khái niệm cũng như các thành phần cấu tạo cơ bản của mô hình cốc tay cầm thì tiếp theo chúng ta sẽ đi tới tìm hiểu về đặc điểm của loại mô hình để có thể phân biệt với các mô hình khác trên thị trường.
- Cốc tay cầm là một dạng mô hình tiếp diễn nhằm biểu thị cho sự tiếp tục xu hướng của thị trường trước đó để giúp các nhà đầu tư có thể xác định được thời điểm vào lệnh mua thích hợp.
- Ở dạng mô hình này thì bắt buộc xu hướng giá trước đó phải nằm ở mức tăng khoảng 30% hoặc có thể cao hơn.
- Mô hình phải sở hữu chiều cao hoặc độ sâu từ khoảng 15 – 30%.
- Ngoài ra mô hình còn phải đảm bảo điều kiện sao cho chiều dài của chiếc cốc phải đạt được tối thiểu là 7 tuần.
- Thông thường mô hình này sẽ có hình dạng như một chiếc cốc hình chữ u hoặc ở vài trường hợp tin cậy hơn thì nó sẽ mang hình dạng của chữ v.
- Cặp đỉnh phải và trái của mô hình thông thường sẽ không có rằng buộc phải bằng nhau.
- Đối với xu hướng của mô hình thì bắt buộc phải được xác định rõ ràng theo 1 xu hướng nhất định là tăng hoặc giảm từ đó mà hình dạng của mô hình cũng sẽ khác nhau.
- Trong trường hợp là mô hình cốc tay cầm thuận thì bắt buộc xu hướng trước đó phải là tăng nhằm đảm bảo sau khi breakout thì giá vẫn sẽ tiếp diễn xu hướng tăng.
- Trong trường hợp là mô hình cốc tay cầm nghịch thì bắt buộc xu hướng trước đó phải là giảm nhằm đảm bảo sau khi breakout thì giá vẫn sẽ tiếp diễn xu hướng giảm
Quá trình hình thành của một mô hình cốc tay cầm
Thông thường thì loại mô hình này sẽ được hình thành qua 4 giai đoạn cơ bản được minh họa như ảnh dưới đây.
Trong đó:
- Giai đoạn 1: là thời điểm mà ta có thể thấy được mức giá và thanh khoản nối từ điểm A sang C gần như là giống nhau, hay nói cách khác chúng sẽ đều mang hình dạng là một cái cốc hình chữ u.
- Giai đoạn 2: là khoảng thời gian mà mức giá và thanh khoản nối từ điểm D sang E sẽ cong như hình dạng của một cái tay cầm.
- Giai đoạn 3: là thời điểm mà khi ta nhận thấy giá đã bị phá vỡ ra khỏi mức kháng cự cùng với thanh khoản tăng đột biến thì qua đó ta có thể lợi dụng điều này để đặt lệnh mua. Lưu ý nếu ta vào lênh mua vào khoảng thời gian cốc chưa thực sự hoàn chỉnh thì rủi ro phải đối mặt là vô cùng cao.
- Giai đoạn 4: là thời điểm mà giá bị phá vỡ khỏi mức kháng cự từ đỉnh A, đây có thể nói là thời điểm mua khá tốt và tương đối an toàn hoặc ta có thể đợi đến khi quá trình phá vỡ của giá hoàn toàn kết thúc từ đó ta có thể thỏa sức đặt mua để có thể hưởng được số lợi nhuận to lớn từ thị trường.
Ở trường hợp mô hình cốc tay cầm nghịch ta cũng có thể hoàn toàn dựa vào quá trình hình thành như trên tuy nhiên lúc này xu hướng sẽ đổi từ tăng sang giảm.
Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm
Ở thị trường giao dịch ngoại hối thì cốc tay cầm được đánh giá là một trong những mô hình có cách thức giao dịch tương đối đơn giản và vô cùng dễ sử dụng, do bạn chỉ cần tập chung vào để có thể lựa ra thời điểm thích hợp nhất mà đặt lệnh mua mà không cần phải thực hiện quá nhiều các phương pháp phức tạp. Sau đây yeufx sẽ liệt kê ra các bước chính để bạn có thể thực giao dịch với mẫu mô hình này trên thị trường.
- Đầu tiên bạn cần phải xác định và tìm ra xu hướng chính xác của thị trường trước đó.
- Tiếp theo bạn sẽ bắt tay vào để thực hiện phiên giao dịch theo 2 cách: 1 là bạn sẽ đặt lệnh mua tại thời điểm mà đáy của phần cốc mô hình vừa được hình thành, còn 2 là bạn có thể mua tại đáy của phần tay cầm. Đó được xem là 2 cách đơn giản và hữu hiệu nhất.
- Cuối cùng bạn cũng có thể thực hiện lệnh mua tại thời điểm mà giá phá vỡ vùng kháng cự và vượt qua đỉnh cốc, lưu ý là khối lượng ở phiên vượt sẽ luôn cao hơn so với khối lượng trung bình của tay cầm nên nhà đầu tư cần phải cân nhắc để có thể lựa chọn thời điểm đặt lệnh sao cho hiệu quả nhất.
Một số các lưu ý và hạn chế của mô hình cốc tay cầm
Những lưu ý khi giao dịch với mô hình
Không nên thực hiện giao dịch tại vị trí đáy của cốc do lúc này mô hình vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh nên rủi ro phát sinh là chắc chắn có.
Luôn cảnh giác tại thời điểm công bố báo cáo tài chính từ các công ty trên thị trường do giá có thể bị tuột xuống rất nhanh.
Hạn chế việc tham gia vào thị trường giao dịch ở thời điểm giá đóng cửa do có khả năng sẽ dẫn đến các rủi ro từ điểm dừng lỗ cũng như kích thước của vị thế.
Nhà đầu tư có thể tận dụng lệnh BuyStop vào giao dịch với mô hình cốc tay cầm để có thể đột phá mức giá hiện tại và tạo ra được nhiều lợi nhuận thông qua lệnh mua hơn.
Các mặt hạn chế
Mô hình cốc tay cầm có mức thời gian hình thành không quá rõ ràng có thể là ngắn hoặc cũng có thể là quá lâu dẫn đến việc khó khăn trong quá trình đặt lệnh một cách hiệu quả.
Bản thân mô hình này phải được hoàn chỉnh đầy đủ thì bạn mới có thể vào lệnh mà không sợ rủi ro, trái lại bạn cũng sẽ có thể đặt lệnh sai và không tối ưu vì phải chờ đợi mô hình hoàn chỉnh.
Tín hiệu của mô hình cũng khá mơ hồ và thường sẽ cung cấp sai lệch ở các cốc sâu.
Ở một vài trường hợp mô hình sẽ được hình thành mà không hề có tay cầm dẫn đến việc khiến các nhà đầu tư dễ nhầm lẫn.
Tổng kết
Tóm lại mô hình cốc tay cầm là một kiểu mô hình tiếp diễn khá là phổ biến cũng như hữu hiệu trong việc giúp các trader có thể xác định được xu hướng giá một cách tốt hơn. Mô hình tương đối khá đơn giản khi muốn áp dụng vào giao dịch và hiệu quả cũng là khá cao so với mặt bằng chung. Mặc dù vẫn có những hạn chế nhất định tuy nhiên nếu các nhà đầu tư có thể tận dụng triệt để mô hình này thì khả năng cao sẽ dành được nhiều thành công trong các phiên giao dịch sắp tới trên thị trường.
Bài viết đã phần nào giải đáp các thắc mắc của các bạn về mô hình cốc tay cầm, mong những thông tin trên sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình phát triển sắp tới ở lĩnh vực giao dịch tài chính.
Discussion about this post